Việc sử dụng các công cụ (tool) trong quá trình làm việc giúp chúng ta cải thiện rất nhiều năng suất! Hãy work smart thay thì work hard nhé.
Dưới đây mình có tổng hợp 13 công cụ rất hay cho việc phát triển ứng dụng và quản lý đội nhóm, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Mình sẽ tổng hợp và ra thêm các bài viết về công cụ phục vụ cho mục đích khác. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của mình nhé.
1. GitHub/GitLab:
Công cụ quản lý mã nguồn và hỗ trợ tích hợp nhóm. Hiểu nôm na thì đây là nơi lưu trữ phần mềm của bạn, cho phép dev có thể cộng tác với nhau, pull và merge code. Khi bạn là quản lý dự án, bạn nên là chủ của Project trong GitHub/GitLab của mình để đảm bảo không có vấn đề phát sinh khi một nhân sự nào đó nghỉ việc, hay tiện theo dõi, quản lý tiến độ của team.
Đăng kí GitHub tại link: https://github.com/
Đăng kí GitLab tại link: https://gitlab.com/
Bản thân mình đang dùng Gitlab, cảm thấy Gitlab tiện và dễ dùng hơn. Các bạn có thể trải nghiệm cả 2 và lựa chọn công cụ phù hợp nhé.
2. Jira:
Là công cụ cho phép theo dõi và quản lý các công việc, vấn đề của dự án. Một số tính năng có thể kể đến như: phân task (vấn đề gì, cho ai,…), workflow, mức độ ưu tiên, trạng thái,… Tuy nhiên thì Jira dùng khá nhiều thuật ngữ công nghệ, với người không xuất phát từ công nghệ thông tin như mình thì chỉ tìm hiểu Jira cho biết chứ mình không dùng trong công việc hàng ngày.
Link truy cập vào Jira: https://www.atlassian.com/software/jira
3. Asana:
Công cụ quản lý công việc và tích hợp nhóm. Asana đảm bảo các tính năng chính bạn cần có để theo dõi, quản lý dự án giống như các công cụ bên trên. Điểm hay ở Asana mình thích nhất là giao diện rất đẹp, cho chế độ xem theo dạng danh sách, dạng timeline hoặc dạng bảng. Nhờ vậy mà mình có thể quản lý công việc dễ dàng, nắm được công việc nào tiếp theo, công việc nào đang dang dở.
Link truy cập vào Asana: https://asana.com/
4. Trello:
Cũng là một công cụ quản lý dự án và tích hợp nhóm. Ứng dụng này phải nói là chân ái, vì Trello không chỉ phổ biến trong công việc mà các bạn học sinh, sinh viên cũng dùng rất nhiều để lên kế hoạch học tập của bản thân. Ứng dụng free nhiều tính năng, chỉ cần dùng bản miễn phí là khá đủ cho các nhu cầu quản lý hàng ngày.
Trải nghiệm Trello tại: https://trello.com/
5. Zoom:
Công cụ họp trực tuyến. Từ khi covid-19 nổ ra, có lẽ Zoom không còn xa lạ với chúng ta nữa rồi phải không. Ngoài ra Google meet cũng là một nền tảng được ưa chuộng.
Link Zoom: https://zoom.us/
Link Google meet: https://meet.google.com/
6. Skype, Telegram:
Chat, trao đổi công việc hàng ngày. Thay vì dùng Zalo hay Facebook khá “loãng” và dễ bị xao nhãng vì những tin nhắn từ bạn bè, người thân thì lựa chọn Skype hoặc Telegram để tập trung cho trao đổi công việc là lựa chọn ưu việt hơn. Các ứng dụng này cũng được cho là nhanh, tiện và bảo mật, tập trung vào trao đổi chứ không mang tính chia sẻ, cộng đồng.
Link sử dụng Skype: https://www.skype.com/
Link sử dụng Telegram: https://web.telegram.org/z/
7. Notion:
Trợ lý ghi chú giúp bạn. Dễ dàng tạo các mục lưu trữ ý tưởng, công việc,… lọc, nhóm, tìm kiếm nhanh chóng. Notion rất dễ dùng, giao diện thân thiện.
Các bạn thử Notion nhé: https://www.notion.so/
8. Google sheet:
Cho phép bạn cộng tác, chỉnh sửa và theo dõi theo thời gian thực. Mình dùng Google sheet để xây dựng backlog cho sản phẩm. Sử dụng Google sheet đơn giản và nhanh chóng, biết cách sắp xếp task cho khoa học thì xịn sò không kém các công cụ trả phí đâu nha.
Xem thêm về Google sheet tại: https://www.google.com/sheets/about/
9. Figma:
Là một người quản lý dự án, bạn cần nắm được những kiến thức về UIUX, thể hiện nó cho thiết kế hiểu và thực hiện. Ứng dụng có thể hỗ trợ bạn làm điều này là Figma. Nếu bạn có một chút kiến thức thiết kế, đã dùng các ứng dụng như Photoshop thì Figma không hề khó. Bạn cần nắm một số khái niệm như layer, tìm hiểu thêm về luồng ứng dụng thông qua các web uy tín hay trực tiếp trải nghiệm sản phẩm của đối thủ.
Link Figma: https://www.figma.com/
10. Google Play console:
Nơi cho phép bạn phát hành app Android lên chợ ứng dụng của Google. Bạn sẽ theo dõi được các vấn đề về phát hành, lỗi, tăng trưởng, doanh thu, phản hồi từ người dùng,… Đây là một công cụ rất quan trọng mà bạn không thể bỏ qua.
11. Apple connect:
Cũng như Google Play console nhưng Apple connect dùng cho các ứng dụng iOS. Các điều khoản của Apple khá chặt nên để phát hành được một ứng dụng iOS lên store thường khó và lâu hơn Google.
12. Firebase:
Công cụ cho phép bạn theo dõi các sự kiện, retention, đẩy thông báo trên điện thoại, tạo các tệp audience, tạo dynamic link,… Firebase tích hợp được cả Android, iOS, website, vì vậy bạn sẽ có một dashboard theo dõi dễ dàng các chỉ số của dự án trên các nền tảng chứ không phải chuyển qua lại giữa Google play console và Apple connect.
Link Firebase: http://firebase.google.com/
13. Google Analytics:
Cũng là công cụ phân tích dữ liệu và tích hợp được cả Android, iOS, website như Firebase. Google Analytics có tính năng nổi bật là cung cấp nhiều chỉ số và báo cáo sâu, tính năng khám phá theo biểu mẫu, phễu, lộ trình thực sự đáng để thử.
Truy cập vào Google Analytics: https://analytics.google.com
Đương nhiên số công cụ có thể hỗ trợ bạn còn nhiều nữa, nhưng bài viết đầu tiên về công cụ này của mình sẽ tạm dừng ở đây trước đã nhé. Đây là những công cụ cơ bản và rất phổ biến trong giới công nghệ, vì vậy hãy dành thời gian để tìm hiểu thêm về chúng.
Trả lời