Minh họa: Tư duy chiến lược

Những điểm căn bản trong tư duy chiến lược

by

Với cùng một tình huống nhưng cách lí giải khác nhau sẽ dẫn đến những chiến lược hoàn toàn khác nhau.

“Nhà sản xuất bán máy khoan không phải bán máy mà là bán lỗ khoan.” Bản chất của Marketing không phải chỉ bán sản phẩm mà là bán những gì khách hàng muốn.

Dịch vụ trước – Lợi nhuận sau

Ví dụ:

  • Bán chỗ nghỉ, tắm, cho thuê giày ở các điểm chạy bộ.
  • Tổ chức các lớp học đàn trẻ em, khi chúng lên lớp, đó là lúc bán được đàn.

Thực tế bản thân Vân cũng đã nhiều lần “chiều” khách hàng bằng những dịch vụ chăm sóc tốt trước khi bán app cho họ như đáp ứng những tính năng mà họ yêu thích hay nhanh chóng sửa lỗi ứng dụng và thông báo tới người dùng. Những khách hàng được nhận dịch vụ tốt trở nên trung thành hơn, có người quyết định bỏ 999k để nâng cấp dù trước đó khá bức xúc vì lỗi ứng dụng hay có bạn sẵn sàng đi giới thiệu app của Vân trên mạng xã hội.

Khách hàng ngày càng bài xích quảng cáo, trở nên khó tính với những yêu cầu cao hơn. Điều này cũng là dễ hiểu bởi chúng ta đang có rất nhiều đối thủ mạnh với sản phẩm tốt và dịch vụ tuyệt vời. Nếu không thể làm tốt hơn đối thủ, bạn cạnh tranh với họ bằng cái gì để giữ chân khách hàng đây?

Dựa trên tình hình thực tế, đừng dựa vào suy nghĩ chủ quan của bản thân

Trong phát triển ứng dụng hay marketing, hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để thấu hiểu họ cần gì, phát triển tính năng từ điều đó sẽ giải quyết tốt các vấn đề của người dùng, tìm ra các thông điệp đánh đúng tâm lý. Bạn lưu ý rằng, điều bạn cho là hay chưa chắc khách hàng đã quan tâm và sẵn sàng chi tiền. Khiến bạn lãng phí thời gian và tiền bạc mà thôi.

Phân tích tình hình thực tế, có số liệu làm cơ sở để đánh giá và xây dựng kế hoạch mới có khả năng thành công cao. Thay vì “tôi nghĩ là, theo tôi là,…”, hãy chuyển thành “điều này chỉ ra, số liệu cho thấy,…” bạn nhé!

Làm đồng bộ là không khôn ngoan

Trong những giai đoạn đầu trở thành leader, mình đã vấp phải một số vấn đề là quá ham làm nhiều cái mới trong khi nguồn lực có hạn, các nhân sự trong team cũng đều là các bạn mới. Điều đó dẫn tới làm nhiều thứ nhưng không có điều gì thực sự đạt được kỳ vọng cả. Những ý tưởng hay không được triển khai tốt. Đó là lúc mình nhận được những lời khuyên: cần có trọng tâm và sắp xếp thứ tự ưu tiên.

Thật đúng vậy, khi mình chậm lại một chút, mình dành thời gian chuẩn bị nguồn lực tốt hơn và làm từng mảng công việc, có thời gian để điều chỉnh nó đúng hướng, theo dõi sát sao hơn, những kết quả từ đó cũng nổi bật hơn, liên tiếp các tháng hoàn thành mục tiêu với mức chi phí tốt.

“Chọn lựa và tập trung” bao gồm cả ý “quyết định sẽ không làm nữa”.

Ngay cả việc một công ty làm ăn không tốt và muốn cắt giảm nhân sự thì vẫn có những nhân sự giỏi, những bộ phận tốt trong đó mà phải không? Hãy chọn lựa loại bỏ phù hợp và tập trung vào những thứ làm tốt.

Phù hợp với tổng thể

Phù hợp nhất cho bộ phận vs phù hợp nhất cho tổng thể. Tùy theo mục đích là gì để bạn có lựa chọn phù hợp của mình.

Cầu thủ giỏi nhất ở đội A chưa chắc đã giỏi hơn cầu thủ hạng 3 của đội B. Thế nên khi chọn thành viên trong đội tuyển quốc gia, các huấn luyện viên chọn ra những cá nhân tốt nhất ở mỗi đội chứ không chọn các thành viên trong đội mạnh nhất.

Ồ, đọc đến đây hóa ra có nhiều điều xung quanh chúng ta là chiến lược đến thế. Ấy vậy mà trước giờ không để ý luôn. Vậy từ giờ hãy quan sát hơn để học được nhiều điều hay ngay từ thực tế và đọc sách hay blog của mình để chiêm ngẫm thêm.

Trên đây là những tư duy có trong nội dung cuốn MBA căn bản kết hợp với những kinh nghiệm của bản thân Vân. Hi vọng các bạn có thêm những tư duy mới trong công việc của mình!

Một bình luận cho “Những điểm căn bản trong tư duy chiến lược”

  1. 6 mô hình bạn cần biết trong chiến lược kinh doanh

    […] Xem thêm: Những điểm căn bản trong tư duy chiến lược […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *