mROI – Ma trận mới trong xây dựng và phát triển kinh doanh

by

Những chỉ số như ROAS, ROI đã không quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, mROI lại mang đến một tư duy khác biệt. Cùng mình tìm hiểu thêm dưới góc nhìn của vị CEO kiêm Founder của Pollen VC, ông Martin Macmillan nhé!

Chúng ta quan tâm đến ROAS (tỷ lệ hoàn vốn từ quảng cáo) hay ROI (tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tống chi phí đầu tư) mà quên mất yếu tố t – time trong cách đặt mục tiêu SMART. Nếu so sánh việc một ứng dụng đạt 130% ROAS sau 6 tháng kém hơn một ứng dụng đạt 140% ROAS sau 1 năm thì thật lố bịch, khập khiễng phải không nào.

Chúng ta thường hay sử dụng ROAS, ROI, LTV một cách riêng lẻ và không đề cập đến thời gian – thật dô nghĩa. Thời gian là yếu tố vô cùng quan trọng và bạn cần đặt ra câu hỏi cho bản thân: Mất bao lâu để đạt được con số đó?

Sơ đồ mối quan hệ giữa ROAS, LTV theo thời gian
Sơ đồ mối quan hệ giữa ROAS, LTV theo thời gian (nguồn: Google Apps Growth Lab)

Sơ đồ trên chỉ ra rằng: nhóm người dùng này bắt đầu từ con số 0, sau 270 ngày thì đạt tới điểm hoàn vốn. Chúng ta có 180% giá trị hoán đổi từ ROAS và đạt được 80% ROI sau 2 năm (720 ngày). Một thời gian khá dài! Bạn có đủ vốn và kiên nhẫn chờ đợi 2 năm không?

Vậy mROI được ứng dụng và tính như thế nào?

Với mROI, tiêu chí không phải nhắm tới 100% ROAS (điểm hòa vốn) mà tập trung vào lợi nhuận hàng tháng. Bởi vì nếu bạn đầu tư rất nhiều tiền vào quảng cáo và mục tiêu là nhắm đến thời điểm hòa vốn thì công ty bạn sẽ hết tiền rất nhanh. Thay vào đó bạn có thể đầu tư vào quảng cáo khi tỷ lệ hoàn vốn từ quảng cáo (ROAS) trên 100%, đây là thời điểm bạn sẽ thu được về lợi nhuận.

Chỉ tập trung vào lợi nhuận thay vì tập trung vào giai đoạn hòa vốn ROAS

Công thức tính mROI
Công thức tính mROI

Chú giải:

  • LTV: giá trị vòng đời sản phẩm
  • CAC: chi phí sở hữu khách hàng
  • Profit: lợi nhuận
  • mROI: ROI theo tháng

Như vậy để tính ROI theo tháng mROI ta chia lifetime ROI cho số ngày để đạt được LTV (sẽ ra ROI theo ngày), sau đó nhân 30 ngày để ra ROI theo tháng.

Ví dụ 1: Sản phẩm có điểm hòa vốn nhanh nhưng LTV ngắn
Ví dụ 1: Sản phẩm có điểm hòa vốn nhanh nhưng LTV ngắn
Ví dụ 2: Sản phẩm có điểm hòa vốn lâu nhưng LTV dài

Càng mất nhiều thời gian để hòa vốn và thời gian ROI càng dài thì ROI hàng tháng càng thấp.

Vậy nên chọn dòng sản phẩm như thế nào để phù hợp với doannh nghiệp?

Đối với games hay tương tự với apps, sẽ chia thành 2 nhóm sản phẩm là nhóm có LTV ngắn và nhóm có LTV dài.

  • Ưu điểm của nhóm có LTV thấp là nhanh hoàn vốn, thu lợi nhưng tuổi thọ ngắn, cần liên tục ra thêm các sản phẩm mới, rủi ro cao hơn.
  • Còn nhược điểm của nhóm có LTV cao là thời gian hoàn vốn lâu, cần nhiều vốn nên muốn mở rộng quy mô sẽ gặp khó về bài toán vốn. Nhưng đương nhiên rào cản gia nhập ngành của đối thủ sẽ cao hơn, và bạn có được khoản lợi nhuận lâu dài.

Giá trị LTV càng dài thì càng tốn nhiều vốn đầu tư

Và theo kinh nghiệm của ông Martin Macmillan thì những ứng dụng có điểm hòa vốn đạt được sau khoảng từ 60 – 180 ngày thường sẽ thành công.

Bản thân mình cũng có những thiếu sót khi sử dụng số liệu để đánh giá tiềm năng ứng dụng. Khái niệm về mROI đã được khai sáng và sẽ là một chỉ số hữu ích cho mình áp dụng vào công việc.

Xem thêm: Lớp học đào tạo dành cho các nhà phát triển Apps Growth Lab 2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *