Trở lại với chủ đề quản lý dự án, một trong những kỹ năng quan trọng mà bạn cần có chính là phân tích nghiệp vụ. Trong một dự án, đây là vai trò của Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (BA). Là nền tảng tốt để bạn phát triển sự nghiệp BA của mình, và là điểm cộng để trở thành PM.
Phân tích nghiệp vụ là gì? BA là làm gì?
Theo BABOK, phân tích nghiệp vụ là hoạt động thực tiễn nhằm tạo ra sự thay đổi trong doanh nghiệp bằng cách xác định nhu cầu và đề xuất những giải pháp khả thi có thể chuyển giao giá trị cho các bên liên quan. Phân tích nghiệp vụ cũng cho phép doanh nghiệp trình bày rõ hơn về các nhu cầu cũng như nguyên do thúc đẩy thay đổi, từ đó thiết kế và mô tả nhiều giải pháp có thể mang đến giá trị.
Đọc đến đây, mọi người đã hình dung là công việc của BA là gì chưa? BA là người thực hiện các tác vụ phân tích nghiệp vụ bên trên. Họ chịu trách nhiệm khám phá, tổng hợp, phân tích thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trong doanh nghiệp, khơi gợi nhu cầu của các bên liên quan để xác định các vấn đề và nguyên nhân cơ bản.
Nói chung BA là 1 vai trò rất quan trọng trong dự án, là người thiết kế các giải pháp để cải thiện sản phẩm. Do đó, nếu bạn là người sáng tạo, yêu thích đưa giải pháp đề xuất thì hãy thử ngay vị trí này nhé.
Những chức danh phổ biến cho người làm phân tích nghiệp vụ:
- Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst)
- Kiến trúc sư nghiệp vụ (Business Architect)
- Chuyên viên phân tích hệ thống nghiệp vụ (Business Systems Analyst)
- Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst)
- Chuyên viên phân tích doanh nghiệp (Enterprise Analyst)
- Chuyên viên tư vấn quản lý (Management Consultant)
- Chuyên viên phân tích quy trình nghiệp vụ (Process Analyst)
- Quản lý sản phẩm (Product Manager)
- Người lĩnh xướng và phát triển sản phẩm (Product Owner)
- Kỹ sư thiết kế và quản lý yêu cầu (Requirements Engineer)
- Chuyên viên phân tích hệ thống (Systems Analyst)
Các nhóm kiến thức chính trong phân tích nghiệp vụ
Trong phân tích nghiệp vụ, có 6 nhóm kiến thức chính (knowledge area):
- Lập kế hoạch và giám sát hoạt động phân tích nghiệp vụ (Business Analysis Planning and Monitoring)
- Khơi gợi và hợp tác (Elicitation and Collaboration)
- Quản lý vòng đời của yêu cầu (Requirement Life Cycle Management)
- Phân tích chiến lược (Strategy Analysis)
- Phân tích yêu cầu và định nghĩa thiết kế (Requirements Analysis and Design Definition)
- Đánh giá giải pháp (Solution Evaluation)
Ta thấy rằng: Các nhóm kiến thức đều có quan hệ chặt chẽ và tương tác 2 chiều với nhau.
Trả lời