Để có được một chiến lược kinh doanh hiệu quả, trang bị cho mình những kiến thức cơ bản từ những mô hình sau đây bạn nhé!
1. Mô hình 3C trong phân tích chiến lược
Đây là mô hình cơ bản khi phân tích hay lập chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh. Là phương pháp phân tích dựa trên 3 yếu tố gồm Công ty (Company), Khách hàng (Customer) và Đối thủ cạnh tranh (Competitor).
Thật vậy, khi bạn thực hiện một chiến lược nào đó, chúng đều liên quan đến 3 yếu tố C kể trên.
Khách hàng:
- Khách hàng của bạn là ai?
- Phân nhóm khách hàng, mục tiêu thị trường
- Các vấn đề của họ
- Hành vi, thái độ của khách hàng
- Tiếp cận họ như thế nào?
Đối thủ cạnh tranh:
- Họ là ai? (Dựa trên mô hình 5 lực lượng cạnh tranh ở mục 3)
- Phân loại mức độ cạnh tranh: trực tiếp, gián tiếp hay tiềm năng
- Khách hàng của họ là ai?
- Họ đang phát triển sản phẩm, làm dịch vụ và làm marketing như thế nào
- Phân tích nguồn lực của đối thủ
- Phân tích sản phẩm của họ
- Định hướng phát triển của đối thủ
Công ty:
- Phân tích năng lực hiện tại và tương lai của công ty bạn (Điểm mạnh, Điểm yếu)
- Phân tích những cơ hội và thách thức
- Điểm khác biệt giữa bạn và đối thủ là gì?
Khi nắm rõ và trả lời được những câu hỏi trên, chiến lược của bạn sẽ đầy đủ, bao quát, mang tính thực thi cao.
2. Mô hình 4P trong marketing
Nếu các yếu tố Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place) và Xúc tiến bán hàng (Promotion) này kết hợp hiệu quả, sản phẩm dự đoán sẽ bán chạy.
Sản phẩm tốt + Giá hợp lý + Phân phối trơn tru + Xúc tiến tốt = Doanh thu tăng vọt
Mình phát triển phần mềm. Các ứng dụng của mình đều là dạng freemium tức là cho dùng miễn phí, thu tiền ở một số chức năng chứ không thu tiền ngay từ đầu. Điều đó khiến trải nghiệm người dùng phải thật tốt mới đem lại hiệu quả mua hàng cao. Giá không cần giống nhau ở tất cả các quốc gia. Những quốc gia có thu nhập thấp, có thể bán giá thấp để đẩy số lượng. Ngược lại, tại các quốc gia giàu có, bạn có thể bán giá cao gấp đôi những nước nghèo mà người dùng vẫn sẵn sàng mở ví nếu ứng dụng của bạn thực sự tốt. Cung cấp cho người dùng những phương thức thanh toán phù hợp. Tổ chức các chương trình xúc tiến qua chiến dịch sale, email marketing, tặng thưởng,…
Ngoài 4P, chúng ta còn có mô hình 7P là mô hình dành cho sản phẩm là dịch vụ. 3 yếu tố được bổ sung thêm là: Con người (People), Quy trình (Process), Cơ sở hạ tầng (Physical evidence)
3. Mô hình 5 yếu tố cạnh tranh của Michael E. Porter
Mô hình nhằm tăng lợi nhuận trong lĩnh vực đó. Thảo luận dựa trên 5 yếu tố: “Cạnh tranh trong ngành”, “Rủi ro cho doanh nghiệp mới”, “Rủi ro khi có sản phẩm thay thế”, “Khả năng đàm phán của người mua”, “Khả năng đàm phán của người bán”.
Phân tích đối thủ cạnh tranh là hoạt động quan trọng trước khi bạn làm bất cứ điều gì. Biết địch, biết ta trăm trận trăm thắng mà. Sử dụng mô hình 5 yếu tố cạnh tranh này để không bỏ sót bất kỳ loại cạnh tranh nào.
4. Mô hình 7S trong cải cách Tổ chức
Đây là mô hình gồm các yếu tố không thể thiếu khi lập chiến lược cho doanh nghiệp. Bao gồm 7S: Chiến lược (Strategy), Cơ cấu tổ chức (Structure), Hệ thống (Systems), Nhân viên (Staff), Phong cách (Style), Kỹ năng (Skill), Giá trị quan (Shared Value).
Trong đó, Chiến lược, Cơ cấu tổ chức và Hệ thống là Hard S – S cứng, còn Nhân viên, Phong cách, Kỹ năng, Giá trị quan là Soft S – S mềm.
Xem thêm: Những điểm căn bản trong tư duy chiến lược
5. Mô hình SWOT
Phân tích SWOT để có Chiến lược tốt.
Chắc hẳn các bạn đã nghe đến SWOT khá nhiều, đặc biệt là những ai học và làm về Marketing.
Mô hình này thể điểm cộng và điểm trừ theo yếu tố bên trong và bên ngoài khi xây dựng chiến lược. Yếu tố bên trong gồm Điểm mạnh và Điểm yếu, yếu tố bên ngoài gồm Cơ hội và Thách thức.
Điều quan trọng, sau khi bạn phân tích SWOT bạn rút ra được điều gì? Hãy kết hợp các yếu tố lại với nhau để tạo nên một chiến lược hoàn hảo.
Ví dụ:
- SO: phát huy thế mạnh để tận dụng cơ hội
- WT: cải thiện điểm yếu để giảm thách thức
- WOT: cải thiện điểm yếu để giảm thách thức, tận dụng cơ hội
6. Mô hình PEST trong phân tích môi trường vĩ mô
Mô hình thể hiện những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường vĩ mô. Dựa vào 4 yếu tố: Chính trị (Politics), Kinh tế (Economics), Xã hội (Society), Kỹ thuật (Technology), các doanh nghiệp sẽ xem xét và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của mình.
Ngoài PEST, chúng ta có PESTLE bổ sung thêm 2 yếu tố: Legal (Pháp luật) , Environment (Môi trường).
Trả lời