Các dự án có nhiều hình thù, đặc điểm khác nhau và cũng có nhiều cách để thực hiện chúng. Các team dự án cần nhận thức được những đặc trưng và lựa chọn có sẵn để chọn cách tiếp cận gần tới sự thành công nhất trong mỗi hoàn cảnh. Bài viết này giới thiệu về các loại vòng đời và đặc trưng của chúng.
4 loại vòng đời
- Vòng đời dự đoán (Predictive life cycle)
Là cách tiếp cận truyền thống hơn, với phần lớn việc lập kế hoạch diễn ra từ trước, sau đó thực hiện trong một lần duy nhất, một quy trình tuần tự.
Vòng đời dự đoán cũng được gọi là vòng đời thác nước (Waterfall life cycle).
- Vòng đời lặp lại (Iterative life cycle)
Là vòng đời cho phép phản hồi về những công việc chưa hoàn thành để cải tiến và điều chỉnh công việc đó.
- Vòng đời gia tăng (Incremental life cycle)
Vòng đời gia tăng là vòng đời cung cấp các sản phẩm chuyển giao đã hoàn thiện mà khách hàng có thể sử dụng ngay lập tức.
- Vòng đời Agile (Agile life cycle)
Là kiểu vòng đời kết hợp giữa lặp lại và gia tăng để tinh chỉnh các hạng mục công việc và phân phối thường xuyên.
Xem thêm: Phân biệt Lean, Agile và Kanban trong 5 phút
Đặc trưng của các vòng đời dự án
Cách tiếp cận | Yêu cầu | Các hoạt động | Phân phối | Mục tiêu |
Dự báo | Tĩnh | 1 lần cho toàn bộ dự án | 1 lần | Quản lý chi phí |
Lặp lại | Động | Lặp lại cho đến khi đúng | 1 lần | Độ chính xác của giải pháp |
Gia tăng | Động | 1 lần cho mỗi gia tăng | Liên tục theo từng đợt | Tốc độ |
Agile | Động | Lặp lại cho đến khi đúng | Liên tục theo từng đợt | Giá trị khách hàng thông qua phản hồi và giao phẩm được phân phối thường xuyên |
Điều quan trọng phải lưu ý rằng tất cả các dự án đều có những đặc trưng này – không dự án nào là không có những đắn đo xung quanh các yêu cầu, việc phân phối, sự thay đổi và mục tiêu. Những đặc trưng vốn có của một dự án xác định vòng đời nào là phù hợp nhất với dự án đó.
Một cách khác để hiểu cách những vòng đời dự án thay đổi là bằng việc sử dụng phạm vi liên tục (continuum ranging) từ các vòng dự đoán ở một đầu, vòng đời Agile ở đầu còn lại, và ở giữa là các vòng đời lặp lại và gia tăng.
Không vòng đời nào là hoàn hảo với tất cả các dự án. Thay vào đó, mỗi dự án hãy tìm cho mình một điểm trên đường liên tục (continuum) cung cấp sự cân bằng tối ưu của những đặc trưng cho bối cảnh của nó. Cụ thể:
Vòng đời dự đoán: Tận dụng những thứ đã được biết và chứng minh. Điều này giúp làm giảm sự phức tạp và không chắc chắn, cho phép các team có thể phân đoạn công việc thành một trình tự các nhóm dự đoán (sequence of predictable groupings).
Vòng đời lặp lại: Cho phép phản hồi về một phần công việc đã hoàn thành hoặc chưa kết thúc để cải thiện và điều chỉnh lại công việc đó.
Vòng đời gia tăng: Phân phối giao phẩm dự án đã hoàn tất mà khách hàng có thể sử dụng ngay.
Vòng đời Agile: Tận dụng các đặc trưng của lặp lại và gia tăng. Khi các team sử dụng cách tiếp cận Agile, họ lặp đi lặp lại một quy trình để tạo ra các giao phẩm hoàn tất. Vì team có thể phát hành sớm hơn, dự án có thể có ROI sớm hơn.
Trả lời